Posts

Showing posts from March, 2017

Tự luyện tập guitar cổ điển theo phương pháp F.Carulli. Phần 4: Lên dây đàn, các note trên cần đàn

Image
Lên dây đàn guitar (nguồn: Tập hợp từ Internet) Lên dây đàn là việc đầu tiên và bắt buộc phải làm cho mỗi buổi tập của bạn. Bạn sẽ bị hỏng tai (hình thành thói quen nghe sai cao độ) nếu không chịu lên dây đàn cho chính xác. Cách tốt nhất để lên dây đàn là sử dụng máy đo (Tuner). Bạn có thể tải về điện thoại Android/iOS của mình với từ khóa "instrument tuner" chẳng hạn, hoặc trên máy tính (máy tính có micro) thì có thể dùng phần mềm APTuner cũng được. Cách sử dụng phần mềm loại này trên máy tính và điện thoại tương đối giống nhau và cũng rất đơn giản, tôi không hướng dẫn nữa, chỉ post clip lên đây nếu bạn cần tham khảo: * Mở rộng: - Có 2 kiểu người theo khả năng cảm âm (cao độ): + Cảm âm cao độ tuyệt đối: Chỉ nghe 1 nốt là biết tên nốt đó là nốt gì. Họ nghe chính xác như máy lên dây. Ví dụ như Mozart, Beethoven... và những người chỉnh đàn piano chuyên nghiệp (nghề này cực hót khi chưa có các công cụ "nghe cao độ" như bây giờ). Trước đây các nghệ sỹ

Hướng dẫn tự tập guitar cổ điển theo phương pháp F.Carulli: Phần 3: Tư thế ngồi, tư thế bàn tay...

Image
Tư thế ngồi rất quan trọng. Đối với guitar cổ điển, hướng của từng ngón tay, cú gảy hay thế bấm đều có liên quan mật thiết tới tư thế ngồi. Theo kinh nghiệm của tôi, nếu chơi guitar cổ điển nghiêm túc, bạn nên lựa chọn cách ngồi của nam (khi luyện tập-có ghế kê chân) và cách thứ 2 của nữ (khi không có ghế kê chân). Tuy nhiên, thời gian đầu tiên, để mọi thứ vào đúng form chuẩn, tốt nhất là bạn nên tập có ghế kê chân. Đối với form chuẩn có ghế kê chân, một mẹo nhỏ của tôi là bạn ngồi sao cho thoải mái, chân trái gác lên ghế kê (để ghế cao hay thấp phụ thuộc vào ghế ngồi toàn thân của bạn); đàn tiếp xúc với cơ thể ta bằng 3 điểm cơ bản: Đùi trái-tiếp xúc vào đúng hõm đàn bên dưới; đùi phải-tiếp xúc vào phía thùng đàn bên dưới; điểm giữa ngực-tiếp xúc vào thùng đàn phía bên trên. Thân người hơi hướng về trước. Khi chơi đàn sẽ thêm 2 điểm chạm với cơ thể: Bàn tay trái-bấm phím và giữ cần đàn; bắp cẳng tay phải chạm ghì nhẹ vào thùng đàn. Tôi thường để một công thức cho tay phải là l

Hướng dẫn tự tập luyện guitar cổ điển theo phương pháp F.Carulli - Phần 2: Nhạc lý căn bản dành cho guitar

Image
  Ở phần này, bạn luyện tập cho tôi cách đọc nhanh các nốt nhạc trên bản nhạc. Bạn có thể in một số bản nhạc bất kỳ, nếu âm vực của bản nhạc càng lớn càng tốt. Sau đó bạn điền lên phía trên/dưới của các nốt nhạc ký hiệu tên của chúng theo ký tự latin. Ví dụ: A, B, C, D, E, F, G (tương ứng với các nốt La, Si, Đô, Rê, Mi, Pha, Xon). Bạn chú ý phải thuộc cả các nốt ở các dòng kẻ phụ (phía trên hoặc dưới 5 dòng kẻ mà bạn vẫn thấy). Lưu ý, do guitar chỉ có âm vực thuộc khóa Xon, nên chúng ta có thể bỏ qua lý thuyết và cách đọc nốt nhạc ở các khóa khác như khóa Pha hoặc khóa Đô. Về dấu hóa, bạn chỉ cần nhớ rằng nếu một nốt nhạc có kèm một dấu hóa ở phía trước thì chỉ nốt nhạc có tên như vậy trong ô nhịp đó mới bị ảnh hưởng bởi nó. Nếu dấu hóa ở đầu khuông nhạc, chỗ khóa Xon thì tất cả các nốt nhạc có tên như vị trí dấu hóa đó đứng trong cả bản nhạc sẽ bị ảnh hưởng, trừ những nốt cùng tên thế nhưng lại có dấu bình đằng trước. Ví dụ: Nếu ở trong ô nhịp thứ 8 chỉ có 2 nốt đều là Xon, 1 ở

Hướng dẫn tự học guitar cổ điển theo phương pháp F.Carulli (hướng dẫn theo tài liệu sưu tầm) - Phần 1: Mở đầu

Image
Lời đầu tiên tôi muốn nói rằng đây là một cuốn sách hỗ trợ người TỰ HỌC, do đó nó chắc chắn phải khác mọi giáo trình mà một người học nhạc viện hay một nghệ sỹ thực thụ trải qua. Do đó bạn nên xác định rõ mình có thuộc đối tượng học cuốn sách này hay không. Nếu đã quyết tâm học theo cuốn sách này, bạn đừng cố so sánh những gì học được trong sách sau một khoảng thời gian nào đó với một người tương đương bạn học theo một chương trình khác. Dù thế nào, ý tôi là ĐỪNG BAO GIỜ NÓNG VỘI CẢ. Tôi chỉ lấy một vài ví dụ kinh điển thế này: Ông Andres Segovia - cao thủ guitar cổ điển bậc nhất tính từ thời tiền sử tới nay (thực ra guitar không ra đời từ thời bấy giờ)  đã khẳng định một công thức về "10.000 giờ luyện tập". Bạn cứ từ từ tính ra, xem nếu mỗi ngày bạn luyện tập 2 tiếng chẳng hạn, bạn sẽ mất bao lâu thời gian??? Andres Segovia Tất nhiên tôi nói vậy không phải để so sánh, bởi chúng ta là dân không chuyên, không sống bằng guitar và chết bởi guitar cho nên mức độ luyện t

Nghệ sỹ guitar cổ điển: Andres Segovia (Tây Ban Nha)

Image
Có lẽ không có nhạc sĩ nào vào đầu thế kỷ 20 lại có thể tiêu biểu cho ý niệm lý tưởng của công chúng thế kỷ 19 về mẫu người nghệ sĩ như là danh cầm guitar Andrés Segovia (1893-1987). Suốt sự nghiệp 78 năm trình diễn, con người vĩ đại của cây guitar Tây Ban Nha đã thực sự chuyển tải hình ảnh của một con người giữ nguyên chất thời đại Lãng Mạn, một kẻ duy mỹ không hiểu sao lại lạc bước vào một thời đại khác, kém mỹ miều hơn. Giống như nhạc cảm của ông, tài nghệ âm nhạc của Segovia cũng tinh tế khác thường và tài nghệ ấy càng góp phần tạo nên hình ảnh của một con người thuộc về một thời đại khi mà nghệ sĩ trông giống nghệ sĩ, ăn mặc như nghệ sĩ, và mong đợi công chúng đối đãi với mình như là nghệ sĩ. Segovia chào đời ngày 21/2/1893. Từ thuở ấu thơ ở quê nhà Linares, miền nam Tây Ban Nha, Segovia đã mê đắm cây đàn guitar bất chấp sự phản đối gay gắt của người cha; ông ấy chỉ muốn con trai mình đi theo ngành luật. Người cha kinh hãi khi thấy cậu bé đã si mê cây đàn tuy là nhạc cụ dân tộc nh

Truyền thuyết về cây đàn guitar (Tây Ban cầm)

Image
Truyền Thuyết Về Cây Đàn Guitar (Sưu tầm Internet) Ngày xưa có một cụ già và người con gái sống ở miền Nam Tây Ban Nha trong một ngôi nhà gỗ. Thời đó, cụ già nổi tiếng là một người thợ mộc giỏi, có người còn nói cụ là người thợ mộc tài danh nhất! Con gái của cụ tên là Citrạ Nàng có giọng hát tuyệt vời có một không haị Mỗi lần nàng cất tiếng hát, mọi người đều dừng lại lắng nghe, ngay cả chim trên cành cũng im hót để thưởng thức... Đâu chỉ có thế, giọng hát của Citra còn có năng lực chữa bệnh thần kỳ. Dân chúng khắp miền nam Tây Ban Nha thường tìm đến yêu cầu nàng hát mỗi khi có dịch bệnh phát sinh.  Một đêm mưa bão, có người gõ cửa ngôi nhà gỗ của cha con nàng! Họ mở cửa. Đứng trước ngưỡng cửa là một bà già khốn khổ, áo quần tả tơi ướt đẫm. Bà già lạnh cóng, cơ hồ đứng không muốn nổi. Hai cha con vội vàng nhóm bếp lò và mang quần áo khô cho bà cụ, rồi cho bà uống sữa nóng với mật ong cho lại sức.  Minh họa - Sưu tầm internet Sáng hôm sau, khi bà cụ đã hồi sức, bà cho Citra biết

Hiểu biết cơ bản về guitar

Image
- Tham khảo từ Wikipedia, Hanvota.com, F.Carulli method - Các bạn có thể tham khảo  link này để biết chi tiết, ngoài ra, bài viết dưới đây của tôi là sự cô đọng nhất những thông tin cần lưu ý về guitar (dành cho những bạn lười đọc mà thôi). Đề nghị mọi người bổ sung và sửa đổi những chỗ thiếu sót hoặc chưa chính xác ạ. ^^ 1. Các loại guitar:  Như tất cả các nhạc cụ khác, guitar cũng được chia làm 2 loại cơ bản: Acoustic guitar và Electric guitar. Một số bạn thường gọi loại đàn guitar thùng, dây kim loại, cần nhỏ và dài là đàn Acoustic guitar, nhưng trên thực tế đó là một sai lầm cơ bản. "Acoustic" dùng để chỉ loại âm nhạc không sử dụng điện. Trong các dòng Acoustic guitar bao gồm Classical guitar (guitar cổ điển), Modern guitar (tạm dịch là "guitar hiện đại", ý nói đến loại guitar thùng dây sắt, cần nhỏ như đã nói; loại này dùng để chơi đệm hát, nhạc Jazz, thể loại fingerstyle mới mẻ...).  Như vậy, từ thường gọi Acoustic guitar đối với đàn dây sắt, cần nhỏ l