Hiểu biết cơ bản về guitar

- Tham khảo từ Wikipedia, Hanvota.com, F.Carulli method -
Các bạn có thể tham khảo link này để biết chi tiết, ngoài ra, bài viết dưới đây của tôi là sự cô đọng nhất những thông tin cần lưu ý về guitar (dành cho những bạn lười đọc mà thôi). Đề nghị mọi người bổ sung và sửa đổi những chỗ thiếu sót hoặc chưa chính xác ạ. ^^

1. Các loại guitar: Như tất cả các nhạc cụ khác, guitar cũng được chia làm 2 loại cơ bản: Acoustic guitar và Electric guitar. Một số bạn thường gọi loại đàn guitar thùng, dây kim loại, cần nhỏ và dài là đàn Acoustic guitar, nhưng trên thực tế đó là một sai lầm cơ bản. "Acoustic" dùng để chỉ loại âm nhạc không sử dụng điện. Trong các dòng Acoustic guitar bao gồm Classical guitar (guitar cổ điển), Modern guitar (tạm dịch là "guitar hiện đại", ý nói đến loại guitar thùng dây sắt, cần nhỏ như đã nói; loại này dùng để chơi đệm hát, nhạc Jazz, thể loại fingerstyle mới mẻ...). Như vậy, từ thường gọi Acoustic guitar đối với đàn dây sắt, cần nhỏ là SAI. Mọi người nên chú ý ^^
Đây là guitar cổ điển, thuộc nhóm các Acoustic guitar (guitar thùng)



Electric guitar là loại guitar mà âm thanh của nó hoàn toàn phụ thuộc vào các khai thác vật lý về điện. Âm thanh của nó có thể biến đổi tùy ý theo điều chỉnh của người chơi. Lưu ý rằng, những loại Acoustic guitar mà có lắp EQ vẫn không được coi là Electric guitar đâu nhé, bởi đơn giản EQ chỉ là một công cụ hỗ trợ mà thôi

Đây là guitar lead/accord điện, thuộc nhóm Electric guitar

Trong Acoustic guitar và Electric guitar có rất nhiều loại nhỏ nữa, tuy nhiên trong phạm vi này tôi không nói thêm (thực ra là chẳng biết nhiều đến độ có thể nói thêm được)

2. Cấu tạo cơ bản của đàn guitar:
Cấu tạo của đàn guitar cổ điển

a) Đầu cần đàn.
b) Khóa chốt dây: Để điều chỉnh cao độ của dây đàn. Đàn có bao nhiêu dây thì có bấy nhiêu chốt.
c) Thanh xương giữ dây đàn: Cùng chất liệu với xương ngựa đàn, nhưng tầm quan trọng của nó ít hơn. Thậm chí một số loại đàn còn bỏ luôn cả thanh xương đó, thay vào là các chất liệu khác rẻ tiền hơn.
d) Cần đàn: Trên đó chứa các phím đàn (ngăn đàn). Tùy loại đàn mà số phím đàn là bao nhiêu. Thông thường đối với classical guitar thì là từ 18-19 phím, modern/electric guitar thì từ 20-24 phím. Độ dài cần đàn của mỗi loại cũng khác nhau đôi chút, nhưng là theo những căn cứ rất khoa học mà tôi cũng không nắm chắc lắm. He he...
e) Thùng đàn: Là cái bầu bầu, to nhất và có hình dạng gần giống quả hồ lô bị chém vạt đi 2 bên ấy. Trong số các mặt của thùng đàn, mặt trước (gần dây và có lỗ) là bộ phận rất quan trọng đối với âm thanh khi bạn gảy đàn. Nên tốt nhất đừng có dại dột mà làm xây xước, méo mó gì phần đó nhá ^^
f) Dây đàn: Đàn guitar mà chúng ta đang hướng tới nói chung chỉ có 6 dây. Có những loại đàn 7 dây, 8 dây, 12 dây (theo cặp)... Đàn cổ điển thường sử dụng dây Nylon (phổ biến) hoặc sợi Carbon tổng hợp (không phổ biến) với mong muốn tiếng đàn ấm áp, mềm mại và chính xác; đàn modern thường dùng dây kim loại để tiếng đàn vang, đanh, có khả năng níu dây tốt (bend)... Thời kỳ đầu tiên của đàn loại này, người ta dùng gân chân của gia xúc (dê, ngựa) để làm dây đàn. Tuy nhiên nó không bền và không ổn định như các loại dây đàn ngày nay. Vì vậy mà thời xưa việc yêu thích chơi đàn loại guitar cũng đồng nghĩa với việc phải tàn sát rất nhiều gia xúc đấy.
g) Ngựa đàn: Như đã nói, nó là một miếng xương. Tuy nhiên, đối với những cây đàn rẻ tiền thì họ sẽ thay vào đó một miếng nhựa tổng hợp. Chất liệu của ngựa đàn đúng ra rất cần được chú ý, bởi nó cần là vật liệu KHÔNG CO GIÃN. Nếu độ co giãn của nó lớn, độ vang của đàn sẽ nhỏ. Ngựa đàn cao thấp cũng khiến cho action đàn (độ cao từ dây đến phím số 12) ảnh hưởng. Khi action đàn thấp, bạn sẽ dễ dàng đàn hơn, tuy nhiên nếu cần đàn và thùng đàn không thực sự thẳng thì có thể sẽ dẫn đến rè dây nếu hạ action quá thấp. Do đó bạn nên kiểm tra thật kỹ lưỡng khi mua đàn hoặc khi có ý định mài thấp ngựa đàn.
h) Lỗ thoát âm: Cái lỗ đó chỉ có ý nghĩa là để âm thanh thoát ra theo hướng đối diện người chơi đàn, chứ nó không trực tiếp tạo ra âm thanh. Âm thanh tạo ra do sự rung động của dây đàn và một phần từ mặt đàn (chỗ lắp ngựa đàn), thùng đàn phía sau chỉ làm nhiệm vụ "tăng âm" (cộng hưởng âm thanh) mà thôi. Bởi vậy mà một số loại đàn thậm chí còn không cần lỗ thoát âm, hoặc đối với một số đàn chuyên để luyện tập, lỗ thoát âm sẽ nằm ở phần bầu cong phía trên đàn, hướng thẳng vào mặt người chơi đàn.

3. Cách lựa chọn một cây đàn tốt:
a) Những vấn đề tâm lý:
- Dù có yêu thích cây đàn đến cỡ nào, bạn cũng đừng nghĩ rằng nó sẽ ăn đời ở kiếp với bạn. Nó luôn luôn có 1 độ bền xác định, tất nhiên bạn có thể kéo dài tuổi thọ của nó bằng việc lựa chọn cẩn thận và bảo quản tốt. Nhưng những điều đó chỉ là tương đối mà thôi.
- Đàn tốt không có nghĩa là khi có nó, bạn sẽ tạo ra được tiếng đàn như "trong đĩa", mà chẳng qua nó chỉ tăng cao khả năng điều đó xảy ra mà thôi. Đánh đàn hay hoặc dở cũng đừng đổ lỗi cho cây đàn, mà lỗi chính ở bạn đấy. Vì vậy, việc luyện tập chăm chỉ và nghiêm túc sẽ có ích hơn nhiều so với việc đi tìm một cây đàn tốt.
- Lựa chọn tốt nhất luôn luôn là nhờ một người hiểu về đàn, chơi đàn lâu năm, nhiệt tình và đáng tin cậy mua hộ hoặc nhờ người đó cùng đi để lựa chọn. Bản thân tôi chơi đàn đã được hơn 5 năm, tuy nhiên vẫn chẳng bao giờ có đủ tự tin để nói rằng mình luôn chọn được một cây đàn tốt hết ^^
- Cây đàn với giá tiền phù hợp với túi tiền và trình độ của bạn ở từng thời điểm. Những đề nghị của tôi sau đây chỉ có tính chất tham khảo, và không phụ thuộc vào túi tiền của bạn: Nếu bạn bắt đầu học đàn, tôi khuyên bạn nên tìm một cây có giá tầm 1 triệu trở lên. Nếu bạn bắt đầu đến giai đoạn giao lưu/biểu diễn, tôi khuyên bạn mua 1 cây tầm 3 triệu trở lên (đối với classical) và 5 triệu trở lên (đối với modern). Nếu bạn tiếp tục có ý định nghiêm túc thực sự và cao xa hơn với đàn ca sáo nhị, tôi chịu, không biết khuyên thế nào nữa cả... ^^
- Đàn mới hay đàn cũ? Điều đó không thực sự quan trọng bằng chất lượng của đàn. Tất nhiên nếu thấy một vết nứt ở thùng đàn, một mối bong keo ở ngựa đàn, dấu hiệu mối mọt ở bên trong thùng đàn, phím đàn mòn hoặc han rỉ... thì dù âm thanh tốt đến mấy cũng phải tránh xa cho nhanh. Ngoài những điều đó thì bạn cứ tin rằng, một cây đàn tốt cũng vẫn có khả năng là một cây đàn second hand ^^
- Đàn có EQ hay không EQ: Cái này phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng của bạn. Nếu chỉ luyện tập thì không cần EQ, nếu để biểu diễn nữa thì nên có EQ (vì gắn thêm EQ thực ra cũng không rẻ chút nào) ^^
b) Hướng lựa chọn đàn:
- Số 1: Chuẩn đàn: Tùy thuộc theo bạn chơi thể loại nào. Tuy nhiên nếu mới đụng vào đàn và muốn học những gì cơ bản thì tôi khuyên nên sử dụng một cây classical. Nếu học FingerStyle thì bắt buộc bạn phải tập một cây Modern guitar. Điều này cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định mua ^^
- Số 2: Các dấu vết trên đàn: Như đã nói, không thể có dấu vết của một cây đàn chuẩn bị đến thời kỳ làm củi được.
- Số 3: Âm thanh đàn, chất liệu gỗ: Để xác định những âm thanh này, đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị từ trước, nghe nhiều và nhớ âm thanh mình đã từng nghe ở nhà. Tiếng đàn cần trong, vang, ấm, rõ ràng, ổn định. Ở những ô khoảng phím 8-12, dây bass vẫn phải ấm, vang, không bị tối tiếng, tịt tiếng hay méo tiếng... So sánh các vị trí nốt đàn từ các dây thấy độ chính xác cao, không bị lệch. Số phím thì tùy thuộc vào loại đàn mà chọn 19 hay nhiều hơn. Nhưng nếu đàn classical, cứ khuyên bạn chọn loại 19 phím để về sau đỡ hối tiếc. Về chất liệu gỗ thì nói thực tôi cũng không rành, tóm lại bạn vừa kết hợp nghe âm thanh và gõ gõ thùng đàn, cảm thấy chắc chắn thì là gỗ tốt. Hề hề ^^
- Số 4: Action đàn: Dây đàn phải thấp so với các phím đàn, độ cao thấp phải tương đối đều đặn. Thường thì action từ khoảng 2mm đến 2,5mm là vừa đẹp. Tuy nhiên bạn phải test tất cả các phím, với tất cả các dây bằng cách bấm và gảy ép ngón thật mạnh. Nếu tiếng không bị rè thì là ngon ^^
- Số 5: Thử với 1 tác phẩm cụ thể: Điều này để khẳng định sự ổn định và khả năng phối hợp âm thanh các nốt trên đàn. Tất nhiên nếu bạn chưa biết chút nào thì vẫn buộc phải nhờ người khác chơi thử và cảm nhận ^^

4. Bảo quản đàn guitar:
- Ngay sau khi mua đàn, bạn nên nghĩ mua 1 chiếc bao đàn (hề hề, cái này có khi không cần nhắc); 01 chiếc giá kê đàn (để về nhà có chỗ đặt tốt); 01 chiếc ghế kê chân (nếu chơi classical); 01 bộ dung dịch lau đàn, bảo dưỡng đàn...
- Về nhà: Trước khi chơi nên rửa tay sạch sẽ tránh làm bẩn dây đàn, lên mạng search phần mềm APTuner 3.08 để chỉnh dây cho chuẩn, tránh trường hợp chỉnh âm quá cao hoặc quá thấp vừa hỏng tai, vừa hại dây đàn ^^
- Sau khi chơi nhớ đặt đàn trên giá kê để nơi thoáng mát, tránh ẩm hoặc ánh nắng chiếu trực tiếp... Nó là gỗ mà, không cẩn thận méo lúc nào chẳng biết đâu ^^
- Đừng có làm gì khiến nó phải va chạm gì ghê gớm. Nói thật là đàn tôi mỗi lần đụng chạm cái gì, cảm giác xót ruột lắm ý ^^

5. Vấn đề nâng cấp đàn sau khi mua, có thể không?
Câu trả lời là có, tuy nhiên sẽ ở những chừng mực rất hạn chế, chứ không phải như nâng cấp 1 chiếc máy vi tính đâu ạ. Cụ thể có thể nâng cấp những thứ này:
- Dây đàn: Tất nhiên rồi. Bạn có thể lắp những bộ dây thật tốt để âm thanh hay hơn và đồng thời dây cũng bền hơn. Tuy nhiên, không phải cứ dây đắt tiền lắp vào đã là hay hơn đâu nhé. Cái này cần cân nhắc cho kỹ lưỡng. Dây đàn quyết định tới 50% chất lượng âm thanh.
- Dây đàn sắt thay bằng dây Nylon hoặc ngược lại: Có thể, nhưng tuyệt đối không nên, trừ phi bạn muốn phá hủy đàn của bạn. Tuy vậy, có một số cây đàn dáng classic nhưng ban đầu mua về vẫn thấy họ lắp dây kim loại thì bạn có thể chuyển sang dây Nylon cũng được nếu muốn dùng để tập cổ điển, tuy âm thanh của nó sẽ kém vang, kém ấm và bị tối đi một chút.
- Xương ngựa đàn: Cái này thì thực sự là có thể, nhưng đôi khi nó là điều không cần thiết. Bởi vì chất âm cơ bản là ở các bộ phận khác, bộ phận này không mang tính chất quyết định, nó chỉ chiếm cao nhất khoảng 10% chất lượng âm thanh mà thôi.
- Lắp thêm EQ: Cái này thì phải nói là có thể. Tuy nhiên nó cũng giống như việc bạn xây thêm 1 tầng nữa cho căn nhà mái bằng 1 tầng vậy. Chỉ một sai sót nhỏ trong quá trình đục lỗ gắn EQ có thể cho cây đàn của bạn "đi đời", tuy nhiên đối với những chỗ sửa chữa, chế tác đàn chất lượng thì việc đó tương đối an toàn. Vụ này thì mình khuyên nên về thủ đô là tốt nhất.

Ngoài các vấn đề trên, các bạn có thể hỏi thêm điều gì cũng được. Dù tôi chưa có kiến thức để trả lời, tôi cũng sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng và trả lời các bạn trong thời gian nhanh nhất có thể ^^
Thanks đã đọc bài viết này
- Nguồn: Wikipedia, Hanvota.com, F.Carulli method -

Comments

  1. Học đàn guitar piano organ ukulele solo ở đâu vẫn luôn là một câu hỏi khiến nhiều bạn ham bộ môn guitar piano organ ukulele đang thắc mắc. Để giải đáp thắc mắc này thì Trường Nhạc Việt Thanh sẽ gửi đến các bạn một bài viết chia sẻ nho nhỏ về việc học đàn guitar piano organ ukulele solo, qua đó bạn sẽ rút ra những tiêu chí căn bản để tự mình xác định là nên học đàn guitar piano organ ukulele solo ở đâu là tốt nhất.
    Đối với bộ môn guitar piano organ ukulele nói chung và với việc bạn muốn học guitar piano organ ukulele solo nói riêng thì bạn phải hiểu rằng bất cứ bạn học nhạc cụ nào cũng đều có cái khó riêng của nó, nhưng nếu bạn gặp một thầy dạy giỏi và bạn vận dụng đúng phương pháp học, cùng với đó là bạn phải có sự kiên trì, chịu khó tập dượt hằng ngày thì chúng tôi bảo đảm trình độ chơi đàn guitar piano organ ukulele của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng.Để giúp bản thân có thể chơi tốt guitar piano organ ukulele solo thì việc trước tiên của bạn là phải tập luyện các ngón tay trở thành linh hoạt hơn rất nhiều và đặc biệt là bạn phải để ý đến các ngón tay trái nếu bạn thuận tay phải và ngón tay phải nếu bạn thuận tay trái.
    học đàn guitar ở đâu tại tphcm
    học đàn piano ở đâu tốt
    học đàn organ ở đâu tốt
    ở đâu dạy thanh nhạc
    học đàn ukulele ở đâu tốt nhất

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Hướng dẫn tự học guitar cổ điển theo phương pháp F.Carulli (hướng dẫn theo tài liệu sưu tầm) - Phần 1: Mở đầu

Hướng dẫn tự tập guitar cổ điển theo phương pháp F.Carulli: Phần 3: Tư thế ngồi, tư thế bàn tay...

Truyền thuyết về cây đàn guitar (Tây Ban cầm)